Thứ Hai, 20/05/2024Mới nhất
Zalo

Sơ đồ 4-4-2 là gì? Tất tần tật về sơ đồ 4-4-2 trong bóng đá

Thứ Hai 14/08/2023 10:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Sơ đồ 4-4-2 là gì? Điểm mạnh, điểm yếu của sơ đồ 4-4-2? HLV nào áp dụng sơ đồ 4-4-2 tốt nhất? CLB nào áp dụng thành công nhất sơ đồ 4-4-2.

Sơ đồ 4-4-2 là gì?

Sơ đồ 4-4-2 là một trong những sơ đồ phổ biến và cơ bản nhất của bóng đá. Trong sơ đồ này, đội hình gồm có 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo. 

Đội hình này phổ biến nhất trong bóng đá những năm 1990 và đầu những năm 2000. Ở đội hình này, bộ đôi tiền vệ trung tâm có một người đá thấp làm nhiệm vụ che chắn, hỗ trợ hàng thủ. Cầu thủ kia sẽ dâng cao hỗ trợ nhiệm vụ tấn công. Hai cầu thủ tiền vệ chơi rộng như hai cầu thủ chạy cánh, dâng cao tấn công đồng thời hỗ trợ bộ đôi hậu vệ biên.

Sơ đồ 4-4-2 là gì Tất tần tật về sơ đồ 4-4-2 trong bóng đá 1
2 tiền vệ trung tâm (màu đỏ) trong sơ đồ 4-4-2

Đội hình 4-4-2 được coi là đội hình tốt nhất để đảm bảo chiều ngang sân. Khi áp dụng sơ đồ này, đội tấn công phải vượt qua hai hàng bốn người.

Sơ đồ 4-4-2 có một số biến thể, như 4-4-1-1, 4-1-2-1-2 (4-4-2 kim cương) hay 4-1-3-2.

Sơ đồ 4-4-1-1

Một biến thể của 4-4-2 với một trong các tiền đạo chơi thấp hơn cầu thủ còn lại. Tiền đạo lùi thường là một cầu thủ sáng tạo hơn, hoặc một tiền vệ kiến thiết, người có thể lùi xuống hàng tiền vệ để nhận bóng trước khi chạy hoặc chuyền cho đồng đội.

4-4-2 kim cương

Sơ đồ hình thoi 4-4-2 (còn được mô tả là 4-1-2-1-2) có thể làm chao đảo hàng tiền vệ đối phương. Tiền vệ phòng ngự đôi khi được sử dụng như một tiền vệ tổ chức lùi sâu, nhưng vẫn phải bảo vệ bộ tứ vệ phía sau.

Tiền vệ tấn công trung tâm là cầu thủ sáng tạo, chịu trách nhiệm nhận bóng và phân phối bóng rộng cho các hậu vệ biên hoặc chuyền bóng cho hai tiền đạo. Khi mất bóng, bộ tứ tiền vệ phải lùi xuống và hỗ trợ hàng thủ, trong khi hai tiền đạo phải sẵn sàng để tận dụng cơ hội phản công.

Sơ đồ 4–1–3–2

Đây là một biến thể của 4-1-2-1-2 với sự góp mặt của một tiền vệ phòng ngự giàu thể lực. Điều này cho phép ba tiền vệ còn lại chơi xa hơn về phía trước ở cường độ cao hơn, đồng thời cho phép họ lùi về tuyến dưới để triển khai bóng hay chống phản công.

Các đội bóng với tiền vệ cánh nhanh và khả năng chuyền bóng tốt có thể cố gắng áp đảo đội hình 4-1-3-2 bằng các pha tấn công nhanh ở hai bên cánh trước khi ba tiền vệ tấn công có thể lùi về hỗ trợ hàng phòng ngự của họ.

Điểm mạnh và điểm yếu của sơ đồ 4-4-2

Điểm mạnh

Tăng cường khả năng phòng ngự nhờ hai lớp phòng ngự 4 người, dễ dàng phòng ngự từ xa. Đặc biệt tại khu vực giữa sân, lợi thế về quân số khi áp dụng 4-4-2 khiến đối thủ gặp nhiều khó khăn trong các pha tổ chức phản công nhanh.

Sơ đồ 4-4-2 là gì Tất tần tật về sơ đồ 4-4-2 trong bóng đá 2
Burnley dùng sơ đồ 4-4-2 đối đầu Man City

Chiến thuật cho đội hình 4-4-2 sử dụng cùng lúc 2 hậu vệ cánh và tiền đạo cánh, tận dụng cơ hội từ những quả tạt bóng. Nếu tất cả các vị trí thực hiện tốt nhiệm vụ, những pha tạt bóng từ cánh vào cho tiền đạo cắm sẽ tạo ra cơ hội ghi bàn.

Việc sử dụng cả 2 tiền đạo trên hàng công gây ra rất nhiều khó khăn cho hàng phòng thủ đội phòng ngự. Khi trung vệ đối phương phải đối diện với tình huống 1 chọi 1 thì bắt buộc thì một hâu vệ cánh hoặc tiền vệ đối phương phải rời vị trí để hỗ trợ phòng ngự., qua đóc để lộ khoảng trống cho các vị trí còn lại trong sơ đồ 4-4-2 tiếp tục dồn lên tạo sức ép.

Đội hình trải đều theo chiều ngang của sơ đồ 4-4-2 giúp kéo dãn đội hình của đối phương. Từ đó có thể hạn chế tốt những đợt tấn công đồng thời lợi dụng nhưng khẻ hở trong hàng phòng ngự để thực hiện những đòn phản công bất ngờ khiến thủ thành đối phương không kịp xoay sở.

Tóm lại: đặc biệt phù hợp khi đối đầu những đội bóng mạnh hơn và sử dụng lối đá phòng ngự phản công.

Điểm yếu của sơ đồ 4-4-2

Hàng tiền vệ phải chịu quá nhiều sức ép khi đảm nhiệm đồng thời 2 nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.

Sơ đồ 4-4-2 là gì Tất tần tật về sơ đồ 4-4-2 trong bóng đá 3
Sơ đồ 4-4-2 quá "tĩnh" và thiếu sự linh hoạt

Sơ đồ 4-4-2 được cho là có nhiều điểm mạnh nhất, nhưng ở thời điểm hiện tại rất dễ bị đối thủ bắt bài vì thiếu tính linh hoạt.

Khả năng thi đấu trong đội hình 4-4-2 bị giới hạn vì cầu thủ không thể cùng lúc áp dụng lối chơi đánh chặn từ xa đồng thời di chuyển để phân phối bóng.

Gần đây, đội hình 4-4-2 đang dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho các đội hình linh hoạt như 4-2-3-1. Năm 2010, không đội nào vô địch các giải VĐQG Tây Ban Nha, Anh và Ý, cũng như Champions League, thi đấu với đội hình 4-4-2.

Sau khi đội tuyển Anh bị loại tại World Cup 2010 trước đội tuyển Đức với tỷ số 4-2-3-1, huấn luyện viên đội tuyển Anh Fabio Capello đã bị chỉ trích vì chơi lỗi thời với đội hình 4-4-2.

HLV và đội bóng nào nổi tiếng với sơ đồ 4-4-2?

Một trong những ví dụ tiêu biểu và thành công nhất của việc áp dụng thành công sơ đồ 4-4-2 là AC Milan dưới thời Fabio Capello và Arrigo Sacchi. Từ năm 1988 - 1995, AC Milan trở thành thế lực ở bóng đá châu Âu với 8 danh hiệu châu lục.

Thành công của sơ đồ 4-4-2 thường gắn liền với những HLV cùng các đội bóng áp dụng lối đá phòng ngự phản công. Leicester của Ranieri, Atletico Madrid của Diego Simeone là những ví dụ điển hình.

Sơ đồ 4-4-2 là gì Tất tần tật về sơ đồ 4-4-2 trong bóng đá 4
Atletico Madrid dưới thời HLV Simeone từng thi đấu ấn tượng với sơ đồ 4-4-2

Với sơ đồ 4-4-2 kim cương, đội áp dụng thành công nhất là AC Milan của Carlo Ancelotti,tại Chung kết UEFA Champions League 2003 và về nhì năm 2005. Chiến thuật này dần dần bị Milan từ bỏ sau sự ra đi của Andriy Shevchenko vào năm 2006, dần dần áp dụng đội hình "cây thông Noel".

Với sơ đồ 4-1-3-2, Valeriy Lobanovskiy là một trong những người thành công nhất với sơ đồ này, áp dụng trong thời điểm dẫn dắt Dynamo Kyiv giành được ba danh hiệu châu Âu. Một ví dụ khác về 4–1–3–2 được sử dụng là đội tuyển quốc gia Anh tại World Cup 1966, dưới thời HLV Alf Ramsey.

Tại bán kết World Cup nữ 2015, huấn luyện viên ĐT Mỹ Hoa Kỳ chuyển từ đội hình 4–4–2 truyền thống (với Abby Wambach và Alex Morgan ở phía trên), sang đội hình 4–4–1–1 (thay thế Wambach bằng Carli Lloyd, người đá thấp hơn làm nhiệm vụ hỗ trợ). Chiến thuật này giúp ĐT Mỹ dần khởi sắc và tiến tới chức vô địch.

Tới World Cup nữ 2019, HLV ĐT nữ Anh Phil Neville cũng sử dụng đội hình 4–4–1–1 trong trận đấu với Hoa Kỳ. Tuy vậy, việc thay đổi chiến thuật này gián tiếp khiến tuyển Anh thất bại.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X